DỀ ÔN TẬP VĂN 9 LẦN 6

BÀI ÔN TẬP LẦN 6. MÔN: NGỮ VĂN 9

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Gồm 8 câu, mỗi câu 0,25 điểm. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Câu thơ sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in từng tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

  1. So sánh B. Ẩn dụ               C. Điệp ngữ                   D. Hoán dụ             

Câu 2: Từ “vị tha” có nghĩa là gì?

  1. Tinh thần quên mình, chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác.
  2. Có lòng thương yêu rộng rãi hết thảy mọi người, mọi loài.
  3. Hiểu thấu khó khăn riêng và chia sẻ tâm tư, tình cảm với người khác.
  4. Đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.

Câu 3: Trong những câu thơ sau, câu nào sử dụng thành ngữ?

  1. Ngại ngùng dợn gió e sương
    Ngừng hoa thẹn bóng trông gương mặt dày.(truyện Kiều- Nguyễn Du)
  2. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
    Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng. (truyện Kiều- Nguyễn Du)
  3. Bên trời góc bể bơ vơ
    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. (truyện Kiều- Nguyễn Du)
  4. Kiến bò miệng chén chưa lâu,
    Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa. (truyện Kiều- Nguyễn Du)

Câu 4: “Làng thì yêu thật nhưng lang theo Tây mất rồi thì phải thù” là câu gì?

      A.Câu đơn                                                   C. Câu ghép

      B.Câu đặc biệt                                             D.Câu rút gọn   

Câu 5: “Nói một ý lai có bao nhiêu chữ để diễn tả” là hiện tượng gì trong từ vựng

  1. Đồng nghĩa C.Đơn nghĩa
  2. Đa nghĩa D. Đồng âm.

Câu 6: Trong giao tiếp nói “ nửa úp nửa mở” là vi phạm phương châm hội thoại nào?

  1. Phương châm về lượng C. Phương châm cách thức
  2. Phương châm về chất D. Phương châm quan hệ

Câu 7: Trong câu: Dạ con cũng thấy như hôm qua” có sử dụng thành phàn nào?

  1. Cảm thán B. Gọi đáp              C.Phụ chú                         D. Tình thái

Câu 8: “ Cá thu biển đông như đoàn thoi” sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. Nhân hóa     B. Hoán dụ
  2. Ẩn dụ D. So sánh

PHẦN II: Đ ỌC HI ỂU VĂN BẢN (3điểm)

          Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

          Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu

(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm, ngữ văn 9 tập 2 Tr3)

  1. Tìm câu chủ đề? Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (1.0 điểm)
  2. Phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm)
  3. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Nhưng ngày nay, nhiều bạn trẻ cho rằng việc đọc sách tốn thời gian không cần thiết vì văn hóa nghe nhìn thuận tiện và phù hợp với cuộc sống hiện đại hơn. Ý kiến của em như thế nào? (1.0 điểm)

Phần III: Tập làm văn( 5,0 điểm)

“Thơ là tiếng lòng” (Tố Hữu). Hãy lắng nghe tiếng lòng của Thanh  Hải qua đoạn thơ sau trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế

( Theo sgk Ng ữ Văn 9 – T ập 2 )

Các thầy cô và các con có thể tải về tại đây: VĂN 9