ĐỀ ÔN TẬP VĂN 9 LẦN 5

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT LẦN THỨ 5

LỚP 9

Năm học 2019- 2020

Thời gian làm bài 120 phút

PHẦN I: Trắc nghiệm( 2 điểm )Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài

Câu 1:Câu tục ngữ : “Nói có sách, mách có chứng.” phù hợp với phương châm hội thoại nào?

A.Phương châm về lượng.                              B.Phương châm về chất.

  1. Phương châm quan hệ. D.Phương châm cách thức.

Câu 2:Từ nào dưới đây là từ ghép ?

A.Xa xôi.           B. Tươi tốt.             C.Lấp lánh.                 D. Long lanh.

Câu 3: Trong đoạn văn “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn.”.Câu văn “Đốt nhẵn”thuộc kiểu câu nào xét theo cấu tạo ngữ pháp ?

A.Câu đặc biệt.                          B. Câu rút gọn vị ngữ.

  1. Câu rút gọn chủ ngữ. D. Câu đơn.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ ba chấm trong câu sau: “Tuân thủ luật pháp là giải pháp… cho vấn đề Biển Đông”.

A.quyết định.          B. đột phá.            C. duy nhất.                 D. then chốt.

Câu 5: Từ “sóng” trong câu nào dưới đây mang nghĩa chuyển ?

A.Đưa người ta không đưa qua sông / Mà sao có sóng ở trong lòng.

B.Sóng bắt đầu từ gió.

  1. Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa.

D.Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Câu 6:Đoạn văn dưới đây sử dụng hình thức diễn đạt nào?

“Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư ?Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…”

A.Đối thoại.                          B. Độc thoại.

C.Độc thoại nội tâm.            D. Không sử dụng hình thức nào nêu trên.

Câu 7: Cụm từ in đậm trong câu “Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái” (Làng- Kim Lân) là thành phần gì?

A.thành phần trạng ngữ.                     B. Thành phần khởi ngữ.

  1. Thành phần tình thái. D. Thành phần cảm thán.

Câu 8:Các câu “ Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống” (Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê) đã sử dụng phép liên kết gì?

A.Phép nối.      B. Phép lặp.           C. Phép thế.          D.Phép liên tưởng.

Phần II: Đọc- hiểu văn bản(2.5 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn.Chúng ta đang gặp nhau qua YM, tin nhắn,chúng ta đọc blog hay những câu statuts trên FB của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bầy, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè…Đừng chat, đừng email, đừng post lên FB của nhau, hãy chạy đến gặp nhau,hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng!

                                                                  (Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ?

Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ liệt kê trong đoạn văn?

Câu 3: Qua đoạn văn trên tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ? Em có đồng ý với ý kiến của tác giả không ? Vì sao ?

Phần III: Tập làm văn(5.5 điểm):

Câu 1:Hiện nay có một số trường học chào đón học sinh bằng một câu châm ngôn : “Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại của bạn”.Viết đoạn văn từ 15-20 câu trình bầy suy nghĩ của em về câu châm ngôn trên.

Câu 2: Qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện Người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ không chỉ ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ mà còn bầy tỏ sự xót thương cho số phận bất hạnh của họ trong xã hội phong kiến.

Hãy chứng minh nhận định trên.

Hết

 

Các thầy cô và các con có thể dowload tại đây: tải về