ĐỀ ÔN TẬP VĂN 9 LẦN 4

ĐỀ  KIỂM TRA NGỮ VĂN 9

(Lần 4 năm 2019-2020)

  1. Trắc nghiệm (2 điểm).

1/ Các thành ngữ: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, hứa hươu hứa vượn có liên quan đến phương châm hội thoại nào?

 A.Phương châm về chất.        B. Phương châm về lượng.

  1. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ.

2/ Trong những câu sau, câu nào không vi phạm phương châm hội thoại?

  1. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học. B. Ngựa là một loài thú có bốn chân.
  2. Thưa bố, con đi học. D. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.

3/ Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần phải làm gì?

  1. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. B. Hiểu rõ nội dung mình định nói.
  2. Biết im lặng khi cần thiết.                           D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.

4/ Thế nào là cách dẫn trực tiếp?

  1. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có sự điều chỉnh thích hợp.
  2. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc kép.
  3. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc đơn.
  4. Thay đổi toàn bộ nội dung và hình thức diễn đạt trong lời nói của một người hoặc một nhân vật.

5/ Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất?

  1. Tiếng Anh    B. Tiếng Pháp        C. Tiếng Hán           D. Tiếng La-tinh

6/ Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?

  1. Tế cáo             B. Hoàng đế             C. Niên hiệu            D. Trời đất

7/  “Tấm son” trong câu thơ: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” được sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. Nhân hoá B. Tượng trưng C. Ẩn dụ.               D. Hoán dụ.

8/ Trong các từ sau, từ nào là từ láy?

  1. Nhấp nhô. B. Mặt mũi. C. Máu mủ.          D. Đền đài.
  2. II. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

SỨC MẠNH CÙA LỜI NÓI!

Một đàn ếch đi ngang qua một khu rừng và hai con ếch bị rơi xuống một cài hố. Khi tháy cái hố quá sâu những con ếch còn lại bèn nói với hai con ếch kia răng chúng sẽ phải chết. Hai con ếch mặc kệ những lời bình luận và cố hết sức nhảy ra khỏi cái hố. Đàn ếch nhao nhao bảo chúng đừng nhảy vô ích, hãy chấp nhận cái chết không thể tránh khỏi.

Cuối cùng một con ếch nghe theo lời của đàn ếch. Nó gục xuống chết vì kiệt sức và tuyệt vọng. Con ếch còn lại vẫn dồn hốt sức lực cuối cùng tiếp tục nhảy lên. Đàn ếch trên bờ lại ầm ĩ la lên bảo nó hãy nằm yên chờ chết. Con ếch nọ lại càng nhảy mạnh hơn nữa . Và thật kỳ diệu, cuối củng nó cũng thoát ra khỏi cái hố sâu ấy.            

Đàn ếch xúm lại:”Không nghe chúng tôi nói gì à?” Chúng cứ hỏi mãi trong sự ngạc nhiênlúng túng của con ếch nọ. Cuối cùng sự thật cũng được một con ếchgià hé lộ rằng: conếch vừa thoát khỏi cái hố kia bịđiếc và nó cứ nghĩ là những con ếch khác hò reo đang cổ vũ cho nó, và chínhđiềuđóđã làm nên một sứcmạnh kỳ diệu giúp chonó tìm đượcsự sống mong manh trong cái chết.

(Sống đẹp tập IINXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính cùa văn bản trên.

Câu 2 0.5 điểm : Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản

Câu 3 (1.0 điểm): Vì sao con ếch thứ nhất lại chết? Vì sao con ếch thứ hai lại thoát khỏi cái hố sâu ấy?                

Câu 4(1.0 điềm):Thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm chongườiđọc.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Phân tíchđoạn thơ sau:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vừng tránướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

 

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

(Đồng chí, Chính Hữu, ngữ văn 9)

Các thầy cô và các con có thể tải về tại đây: Tải về