DỀ ÔN TẬP VĂN 8 LẦN 6

ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 8 LẦN 6

Năm học 2019 – 2020

I.                   TRẮC NGHIỆP: (2đ) Chọn phương án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Đoạn văn trên có mấy câu nghi vấn?

“Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp, vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.”

  1. 2 câu B. 3 câu
  2. 4 câu D. 5 câu

Câu 2: Câu nào sau đây không phải là câu nghi vấn ?

  1. Anh Chí đi đâu đấy? B. Bao nhiêu người thuê viết / tấm tắc ngợi khen tài.
  2. Cái váy này giá bao nhiêu? D. Lớp cậu có bao nhiêu học sinh?

Câu 3: Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau:

“Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

– Mở cửa!”

  1. Từ cầu khiến B. Ngữ điệu cầu khiến
  2. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai

Câu 4: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Anh chớ có dây vào hắn mà rước họa vào thân”

  1. Yêu cầu B. Đề nghị
  2. Khuyên bảo D. Ra lệnh

Câu 5: Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?

  1. Mẹ đi làm và em đi học. B. Mẹ đi làm còn em đi học.
  2. Mẹ đi làm nhưng em đi học. D. Mẹ đi làm, em đi học.

Câu 6 : Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?

  1. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu. B. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.
  2. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu. D. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.

Câu 7: Câu trần thuật sau dùng để làm gì? “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.”

  1. Kể B. Thông báo
  2. Nhận định D. Miêu tả

Câu 8: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?

  1. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…
  2. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.
  3. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…
  4. Là câu có ngữ điệu phủ định.

          II. TỰ LUẬN:

Câu 1: (3đ)  Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

      Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

 (sưu tầm)

 a: (1đ) Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?

 b: (1đ) “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” thuộc kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì?

 c: (1đ) Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

          Câu 2: Tập làm văn (5đ) Suy nghĩ của em về tinh thần tự giác học tập của học sinh hiện nay?

 

Các thầy cô và các con có thể tải về tại đây: Tải về