ĐỀ ÔN TẬP VĂN 7 LẦN 5

PHÒNG GD- ĐT NAM TRỰC

TRƯỜNG THCS TT NAM GIANG

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III

MÔN NGỮ VĂN 7 (LẦN 5)

Nămhọc 2019 – 2020

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM:(2,0điểm)

Hãylựachọnmộtphươngánđúngtrongmỗicâuhỏidướiđây:

Câu 1: Câu chỉ có thành phần vị ngữ trong văn bản là:

  1. Câu đơn. Câu rút gọn.
  2. Câu đặc biệt. Câu cầu khiến.

Câu 2: Dòng nào nêu không đúng cấu tạo của câu đơn đặc biệt?

  1. Không tuân thủ cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
  2. Có một từ hoặc một cụm từ làm trung tâm cú pháp.
  3. Chỉ có thành phần vị ngữ.

Câu 3: “ Hỡi ôi !” là câu đặc biệt thực hiện mục đích giao tiếp nào?

  1. Thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
  2. Thông báo về thời gian.
  3. Thông báo về địa điểm.
  4. Bộc lộ cảm xúc.

Câu 4: Câu đặc biệt nào có tác dụng thu hút sự chú ý của người nghe bằng hình thức gọi đáp?

  1. Một lưỡi gươm. Gần một giờ đêm.
  2. Hỡi đồng bào cả nước. Vắng lặng đến phát sợ.

Câu 5: Trong câu “ Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang” có mấy trạng ngữ?

  1. Một trạng ngữ. Hai trạng ngữ.
  2. Ba trạng ngữ.D. Bốn trạng ngữ.

Câu 6: Cụm từ nào trong câu văn: “ Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” là trạng ngữ?

  1. Cối xay tre nặng nề quay
  2. từ nghìn đời nay xay nắm thóc

Câu 7: Câu nào dưới đây là câu bị động?

  1. Em được khen. Nước bể bị cạn hết.
  2. Tay bị đau. Năm nay nông dân được mùa.

Câu 8: Câu văn “ Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?

  1. Câu bị động. Câu rút gọn.
  2. Câu chủ động. Câu đặc biệt.

PHẦN II: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới:

“…Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

  1. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn?(0,25 điểm)
  2. Nêu nội dung chính của đoạn văn?(0,5 điểm)
  3. Nhận xét nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giầu sức thuyết phục không? Vì sao?(1,5 điểm)
  4. Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác?(0,75 điểm)

PHẦN III: TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

“ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

 

                                ………Hết………

 

Các thầy cô và các con có thể dowload tại đây: tải về